Chuyển nhượng cổ phần là hình thức chuyển giao quyền sở hữu cổ phần từ cổ đông góp vốn cũ sang cổ đông mới khác, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết hơn về nội dung này.
Cổ phần là gì?
Trường hợp nào chuyển nhượng cổ phần sẽ bị hạn chế?
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần như thế nào?
Kê khai thuế thu nhập cá nhân sau khi chuyển nhượng cổ phần
Dịch vụ chuyển nhượng cổ phần của Công ty Luật Hoàng Phi
Hỏi đáp nhanh thủ tục chuyển nhượng cổ phần
Cổ phần là gì?
Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: Cổ phần là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ công ty thành các phần bằng nhau.
Ví dụ: Vốn điều lệ của một công ty cổ phần đăng ký là 1 tỷ đồng, số vốn này được chia thành 10.000 phần bằng nhau. Như vậy sẽ có 10.000 cổ phần và mỗi cổ phần có giá trị là 10.000 VND.
Trường hợp nào chuyển nhượng cổ phần sẽ bị hạn chế?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020, các trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần bao gồm:
– Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.
– Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
Lưu ý: Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.