Báo cáo thuế là gì? Các loại báo cáo thuế phải nộp hàng tháng, quý

Báo cáo thuế là nhiệm vụ quan trọng của kế toán doanh nghiệp, cần thực hiện định kỳ. Vậy báo cáo thuế gồm những gì?

1. Khái quát về báo cáo thuế

Để có thể hiểu được nhiệm vụ cốt lõi của báo cáo thuế, mời bạn đọc tìm hiểu về khái niệm báo cáo thuế.

1.1. Báo cáo thuế là gì?

Báo cáo thuế là một trong những hoạt động có tính chất kê khai các hóa đơn thuế GTGT đầu vào cũng như hóa đơn thuế GTGT đầu ra đối với những hoạt động phát sinh trong quá trình mua hàng, sử dụng dịch vụ.

Ngoài tác dụng kê khai hóa đơn thuế GTGT, báo cáo thuế còn là cầu nối giữa cơ quan quản lý thuế và doanh nghiệp nhằm giúp cơ quan quản lý thuế nắm bắt tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Do báo cáo thuế là cầu nối quan trọng nên việc làm báo cáo thuế nên thời hạn nộp báo cáo, thông tin có trong báo cáo cần được kiểm tra chi tiết, chính xác nhất.

1.2. Thời hạn nộp báo cáo thuế

Căn cứ theo điều 44 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về thời hạn nộp báo cáo thuế như sau:

Đối với loại thuế kê khai theo tháng, theo quý:

  • Doanh nghiệp báo cáo thuế theo tháng: Muộn nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.
  • Doanh nghiệp báo cáo thuế theo quý: muộn nhất là ngày thứ 30 tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
  • Đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm:
  • Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
  • Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;
  • Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
  • Đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện.

2. Các loại báo cáo thuế cần phải nộp theo tháng, quý

Những loại báo cáo thuế phải nộp theo tháng, quý của một doanh nghiệp bao gồm:

2.1. Thuế GTGT

Đầu tiên, doanh nghiệp cần thực hiện xác định phương pháp kê khai thuế GTGT của mình là phương pháp trực tiếp hay gián tiếp. Sau đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị những loại giấy tờ phù hợp với hình thức kê khai thuế GTGT đã được xác định. Dưới đây là 2 cách giúp doanh nghiệp nhận phương thức kê khai thuế GTGT phù hợp.

Cách 1: Kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý

Kê khai thuế GTGT theo quý trong trường hợp doanh nghiệp mới được thành lập.
Trong trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động, có hoạt động phát sinh doanh thu thì được chia làm 2 trường hợp:
Nếu doanh thu liền kề năm trước thấp hơn 50 tỷ thì doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý.
Nếu doanh thu liền kề năm trước lớn hơn 50 tỷ thì doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo tháng.

Cách 2: Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp

Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi doanh nghiệp đang hoạt động, có doanh thu lớn hơn 1 tỷ và doanh nghiệp đăng ký tự nguyện.
Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi doanh nghiệp đang hoạt động, có doanh thu nhỏ hơn 1 tỷ.

Bài viết liên quan